CenSkills

Tư duy phản biện là những kỹ năng rất cần thiết mà ai cũng cần phải có

 
Tư duy là kỹ năng vận hành của bộ não mà nhờ đó trí thông minh được nuôi dưỡng và phát triển. Nếu bạn là người có tư duy mềm dẻo, bạn sẽ biết cách tư duy, mô phỏng các hướng giải quyết khác nhau của một vấn đề nào đó, tạo ra được những công cụ hay phương thức làm tốt hơn, dễ dàng hơn, thông minh hơn. Trên thực tế, rất ít người trong chúng ra chịu bỏ thời gian để luyện tập kỹ năng tư duy một cách có ý thức và đúng cách. Mỗi con người chúng ta đều có tiềm năng vô cùng to lớn ẩn trong bộ não chưa được khai phá đúng cách. Thật sự chúng ta chỉ sử dụng 10% tư duy trong cuộc sống, giả sử nếu bạn dụng hết công lực thì kết quả sẽ như thế nào bạn thử hình dùng xem nhé!!! Hơn thế nữa, khi phải đối mặt với hàng loạt vấn đề đưa bạn đến gần “bờ vựa” của cuộc sống, thì nhu cầu được khơi dây tư duy trong con người bạn càng cao. Đây là kỹ năng VÔ CÙNG GIÁ TRỊ mà tôi nghĩ ai cũng nên học tập và rèn luyện nó mỗi ngày. Không cần biết bạn đang kinh doanh mặt hàng gì, hay bạn có mục tiêu như thế nào thì bạn luôn cần phải ứng dụng kỹ năng tư duy và phản xạ để làm việc. Bạn sẽ phải ứng dụng nó trong việc ra quyết định, thu thập, sử dụng và phân tích một thông tin kiến thức gì đó để đạt được mục tiêu thành công cuối cùng.
 
2. Tầm quan trọng của kỹ năng phản biện trong công việc
Kỹ năng phản biện cực kỳ cần thiết cả trong học tập và công việc vì giúp chúng ta:
- Hình thành cách tư duy khách quan khi tiếp nhận thông tin.
- Có sự cân nhắc kỹ lưỡng khi đưa ra phản hồi, trình bày ý kiến và quan điểm trong môi trường chuyên nghiệp.
- Tin tưởng vào quyết định của bản thân và tôn trọng sự khác biệt của những người xung quanh (đồng nghiệp, sếp).
- Phát triển khả năng tự học hỏi từ thực tiễn, tiếp thu kiến thức có chọn lọc.
- Tự chủ, tự tin và có khả năng thuyết trình, đàm phán hiệu quả hơn.
Kỹ năng tư duy phản biện có thể không trực tiếp giúp bạn thăng tiến sự nghiệp, nhưng gián tiếp thúc đẩy bạn phát triển bản thân, xây dựng các kết nối và những mối quan hệ hữu ích và từng bước đạt được các thành công, thành tựu cho riêng mình.
 
3. Cách phát triển kỹ năng phản biện
Để trở thành một người có tư duy phản biện và các kỹ năng liên quan, bạn sẽ cần có thời gian để luyện tập, thực hành, duy trì. Tuy nhiên, ngay từ lúc này, bạn có thể làm nhiều cách để thay đổi và cải thiện dần. Quy trình sau đây được xem là các bước và phương pháp cần thiết nếu muốn hình thành và phát triển kỹ năng tư duy phản biện.
 
3.1. Xác định vấn đề, đặt câu hỏi
3.2. Thu thập dữ liệu, ý kiến ​​và lập luận
3.3. Phân tích và đánh giá dữ liệu
3.4. Xác định các giả định
3.5. Xác lập ý nghĩa cho từng giả thuyết
3.6. Đưa ra quyết định/ đi đến kết luận
3.7. Bày tỏ quan điểm
3.8. Phản biện đúng trọng tâm khi cần
4. Những kỹ năng quan trọng nhất trong bộ kỹ năng tư duy phản biện
Kỹ năng tư duy phản biện thực chất là một bộ kỹ năng, trong đó quan trọng nhất là:
4.1. Khả năng quan sát
Kỹ năng quan sát là điểm khởi đầu cho kỹ năng phản biện. Những người tinh ý có thể nhanh chóng cảm nhận và xác định một vấn đề dù là mới mẻ, đồng thời dễ dàng hiểu được các khả năng và nguy cơ có thể xảy ra, bước đầu đưa ra phán đoán, dự đoán dựa trên dấu hiệu, biểu hiện và các kinh nghiệm thực tiễn trong công việc và cuộc sống.
 
 
4.2. Phân tích
Khi một vấn đề đã được xác định, kỹ năng phân tích trở nên cần thiết cho quá trình tư duy phản biện. Nếu như biết cách sử dụng kỹ năng phản biện, bạn sẽ biết phải làm thế nào để phân tích và đánh giá tình huống theo cách đầy đủ, hợp lý nhất: Tình huống đó liên quan đến dữ liệu, sự kiện gì, trong vô số thông tin nhận được thì đâu là thông tin quan trọng?... Ngoài ra, khả năng phân tích trong bộ các kỹ năng phản biện cũng tạo điều kiện để bạn thu thập xử lý thông tin mà không thiên vị, đảm bảo tính khách quan.
 
4.3. Suy luận, tranh luận
Suy luận là một kỹ năng phản biện khác liên quan đến việc đưa ra kết luận về thông tin bạn thu thập, có thể yêu cầu bạn phải có kiến thức hoặc kinh nghiệm về kỹ thuật hoặc những ngành nghề, lĩnh vực cụ thể. Khi bạn đưa ra suy luận, điều đó có nghĩa là bạn đang phát triển câu trả lời dựa trên thông tin hạn chế. Ví dụ: Một thợ sửa xe có thể cần phải suy ra nguyên nhân khiến động cơ ô tô bị dừng vào những thời điểm dường như ngẫu nhiên dựa trên thông tin có sẵn.
Suy luận của bạn cần có căn cứ, thay vì đưa ra những điều chung chung hoặc chỉ là "cảm nhận", không thể chứng minh. Người có kỹ năng tư duy phản biện cũng sẵn sàng thảo luận, phản đối ý kiến của người khác nếu thấy điểm chưa phù hợp.
 
4.4. Giao tiếp
Bên cạnh đó, kỹ năng giao tiếp cũng rất quan trọng khi cần giải thích và thảo luận về các vấn đề cũng như các giải pháp khả thi của chúng với đồng nghiệp và các bên liên quan khác (đối tác, khách hàng). Mọi nỗ lực của bạn có thể trở nên vô nghĩa khi bạn thiếu kỹ năng tương tác, trình bày để làm rõ quan điểm phản biện, thuyết phục, đàm phán đối phương.
 
4.5. Giải quyết vấn đề
Sau khi bạn đã xác định được vấn đề, phân tích và tìm ra một vài giải pháp khắc phục, bước cuối cùng để hoàn thành sẽ là thực hiện, triển khai các giải pháp đó. Giải quyết vấn đề chắc chắn cần có tư duy phản biện để lựa chọn đúng giải pháp và triển khai theo cách hợp lý, có lợi nhất, kịp thời nhất.
 
5. Lưu ý khi thể hiện tư duy phản biện
Việc bạn có kỹ năng tư duy phản biện không có nghĩa là bạn luôn không đồng ý với mọi thứ, luôn đưa ra ý kiến trái chiều trong công việc cũng như cuộc sống. Phản biện để tìm ra thông tin chính xác, ý kiến đúng đắn và có tính xây dựng.
Khi thể hiện kỹ năng tư duy phản biện, bạn cũng cần:
- Cân nhắc dựa theo tình huống.
- Đối phương là ai, cách diễn đạt của bạn liệu có phù hợp không?
- Ý kiến đưa ra để phát triển, thay vì để khiến bản thân bạn hay ai đó nản lòng.
- Phân tích thông tin không có nghĩa là nghi ngờ với tất cả mọi đánh giá.
 

Hệ thống đào tạo kỹ năng, thể chất và trải nghiệm Cen Skills ®

  • Địa chỉ văn phòng: Số 55H Nguyễn Chí Thanh, Hải Châu, Đà Nẵng 
  • Hotline/ Zalo: 0935 468 419 (Mr. Sanh)
  • Email: censkills.edu.vn@gmail.com
  • Website: www.censkills.edu.vn 

Đăng ký khoá học

Vui lòng điền vào form đăng ký để được nhận tư vấn thông tin cụ thể về khoá học bạn muốn tham gia!