Kyudo – Nghệ thuật bắn cung độc đáo của người Nhật
Kyudo là gì?
Theo tiếng Nhật, Kyudo có nghĩa là môn võ thuật bắn cung hay cung đạo. Đây là một trong những môn thể thao truyền thống của Xứ Mù Tang. Bộ môn này được sử dụng cung làm vũ khí và dưới những kỹ thuật học bắn, nhiệm vụ của bạn cần làm là để cung tên bắn ra vào trúng mục tiêu phía trước.
Nguồn gốc bộ môn Kyudo
Theo ghi chép trong sách cổ, vào thời Yayoi, bộ môn này đã xuất hiện. Thời đó, mọi người sử dụng cây cung làm bằng gỗ.
Vào các cuộc chiến tranh, đặc biệt là thời các chiến binh Samurai, bộ môn này rất quan trọng được sử dụng để tấn công địch từ xa. Cũng bắt đầu từ đây, số lượng sản xuất cũng nhiều.
Tuy nhiên, đến thời người Bồ Đào Nha du nhập vào Nhật Bản, có nhiều vũ khí hiện đại hơn như súng nên bộ môn cung đạo bắt đầu suy giảm. Mặc dù vậy, đây được coi là bộ môn truyền thống và lâu đời từ Nhật nên mọi người muốn lưu giữ và khôi phục lại nét truyền thống này.
Đến năm 1949, liên đoàn cung đạo Nhật Bản được thành lập. Họ đã biến bộ môn cung đạo này trở thành môn thể thao chính thức, được xếp vào nền tinh hoa văn hóa của đất nước về lĩnh vực võ thuật.
Sơ lược về môn cung đạo Kyudo
Nhắc đến Kyudo, đây đã trở thành cái tên quen thuộc và là môn thể thao yêu thích của người dân Nhật Bản. Ngày nay, ở các nơi khác trong đó có Việt Nam, cũng có các trung tâm tổ chức huấn luyện và dạy học về bộ môn Kyudo này.
>>> Về đặc điểm
Đây là bộ môn thể thao tương đối khác so với các môn khác. Đối với các môn như bóng đá, bóng chuyền…. cần chú trọng vào thể lực và kỹ năng.
Nhưng môn cung đạo, ngoài các kỹ năng yêu cầu của bộ môn thể thao thông thường, bộ môn này đòi hỏi độ tập trung tinh thần cao đồng thời phải học các nghi lễ cơ bản như đi, đứng, ngồi, chào trước khi cầm cung.
Cái hay của môn cung đạo này đó là không phân biệt người thuận tay trái hay tay phải. Vì vậy, dù thuận tay nào bạn cũng có thể học môn cung đạo này nếu yêu thích nhé.
>>> Về dụng cụ, trang phục Kyudo
+ Về dụng cụ bao gồm:
– Cây cung (Yumi)
Yêu cầu về cây cung rất cầu kỳ và kỹ lưỡng. Thông thường, chiều dài của cây cung sẽ khoảng 2 mét. Cây cung phải được làm từ tre, gỗ hay sợi cacbon tổng hợp. Việc làm ra một cây cung tốt hay không phụ thuộc chính vào chất lượng nguyên liệu làm ra nó.
Tuy nhiên, trên thực tế đối với những người chuyên nghiệm hoặc lâu năm, họ thường sử dụng chủ yếu các cây cùng với nguồn gốc hoàn toàn từ chất liệu tự nhiên.
– Mũi tên
Các mũi tên đều được gắn lông thú hoặc sợi cacbon tổng hợp. Chiều dài mũi tên thường dài hơn sải tay của con người, dao động từ 6 đến 10 cm.
– Găng tay
Đây là một trong những vật quan trọng, việc lựa chọn găng tay thích hợp sẽ giúp quá trình nhắm bắn mục tiêu được chính xác và đạt hiệu quả hơn.
Phần lớn, găng tay được thiết kế theo nhiều loại phù hợp với năng lực, mức độ và loại cung của người sử dụng. Cụ thể:
> Đối với loại cung có lực kéo từ dưới 20kg, bạn nên dùng găng tay 3 ngón.
> Đối với loại cung có lực kéo trên 20 kg,bạn nên chọn găng tay 4 ngón.
+ Về trang phục:
Đối với bộ môn Kyudo này, bạn cần chuẩn bị trang phục Hakama. Đây là một trong những trang phục truyền thống của Nhật.
Áo của trang phục Hkama thường là áo lót Kimono hay còn gọi với tên khác là áo Nagajuban trắng
Quần thường sử dụng với 2 màu chủ đạo là trắng và đen với ống rộng.
>>> Kỹ thuật bắn
Để có được kỹ thuật bắn tốt và điêu luyện trong môn cung đạo Kyudo này, bạn cần phải trải qua một quá trình luyện tập và học các lễ nghi cũng như kỹ năng cơ bản.
+ Đầu tiên là các tư thế như đi, đứng, ngồi, chào. Nghe thật đơn giản nhưng không phải dễ, nếu bạn không thuộc nhuần nhuyễn các tư thế này, sẽ khiến cho đường cung cũng như mũi tên bắn ra bị lệch không được chuẩn.
+ Tiếp theo là học cách cầm cung, rồi đến học kỹ năng bắn tên. Kỹ thuật này gồm 8 bước cụ thể như sau:
- Bước 1: Ashinumi, có nghĩa là học kỹ thuật đứng theo đường bắn
- Bước 2: Doozukuri. Trong bước này bạn cần luyện kỹ năng đẩy trọng tâm hơi chuyển về phía trước, cổ với lưng phải thẳng hàng.
- Bước 3: Yugamae. Ngoài tư thế về cổ và lưng, bạn cần chú ý đến hướng khuôn mặt vào mũi tên, đồng thời cùng với hướng đặt mũi tên vào dây cung
- Bước 4: Uchiokoshi. Từ từ nâng hai tay lên
- Bước 5: Hikiwake. Kéo mũi tên theo chiều ngang
- Bước 6: Kai. Cố định vị trí mũi tên, nhắm đến mục tiêu phía trước
- Bước 7: Hanare. Bắn cung
- Bước 8: Zanshin.Trong bước này gồm rất nhiều bước nhỏ và cần học thêm kỹ thuật để quá trình bắn được thuận lợi. Bạn cần phải giữ tập trung vì dụng cụ bạn đang sử dụng là vũ khí thật và có mức sát thương cao. Việc mất tập trung và sai kỹ thuật sẽ khiến bạn tự làm thương mình.
>>> Ý nghĩa của môn cung đạo Kyudo
Kyudo với người Nhật không chỉ đơn giản là môn thể thao đơn thuần dùng để giải trí. Đặc biệt, mang đến cho con người với ý nghĩa sâu sắc hơn như:
- Khẳng định nét tinh hoa trong võ thuật - một nét văn hóa truyền thống đặc trưng trong lịch sử.
- Là cách giúp người Nhật rèn luyện tính tập trung, điều chỉnh cảm xúc và giữ trạng thái ổn định.
- Tôi luyện ý chí, sự kiên trì và tính nhẫn nại và kỷ luật cao.
- Mục tiêu cần đạt đến đó là: “Chân - Thiện - Mỹ”, mỗi một mũi tên được bắn ra được ví như một sinh mạng, vì vậy cần phải suy nghĩ kỹ lưỡng và tập trung vào mục tiêu định chọn. Nếu chọn đúng mục tiêu và dùng toàn lực hoàn thành bạn sẽ đạt được mục tiêu của mình.
Các cuộc thi, lễ hội Kyudo lớn tại Nhật
Ở Nhật, Kyudo là bộ môn thể thao truyền thống nên thường được tổ chức hàng năm. Nếu bạn ở Nhật, bạn nên tham quan các lễ hội cũng như cuộc thi tổ chức này. Hiện tại, vào mỗi năm người Nhật thường tổ chức các chương trình lớn như:
>>> Cuộc thi bắn cung - Toshiya dành riêng cho nữ giới
Đây là cuộc thi dành riêng cho nữ giới, là cơ hội để phái nữ có thể trổ tài tài nghệ của bản thân. Cuộc thi này thường diễn ra tại đền Sanjusangendo thuộc Kyoto.
Tại đây, tất cả những người tham gia đều có chung mục tiêu hướng tới là bắn vào tâm vòng tròn trong khoảng cách tới 60 mét.
>>> Lễ hội bắn cung
Vào mùa thu ngày 23/11 hàng năm, lễ hội bắn cung ở Nhật được tổ chức tại các đền như: Menji Jingu, Shibuya, Tokyo. Trong lễ hội này bạn sẽ được chiêm ngưỡng màn thi đấu của các mọi người khi trên lưng ngựa.
Cuộc thi này diễn ra với mong muốn tái lại những kỹ năng chiến đấu quan trọng của Samurai từ thời chiến tranh để mọi người ghi nhớ lịch sử cũng như nhắc nhở người dân về những công lao mà họ đem lại để có được cuộc sống bình yên bây giờ.
Trên đây là toàn bộ thông tin về bộ môn Kyudo của Nhật. Cen Skills hy vọng, với chia sẻ ít ỏi của mình ở trên phần nào sẽ giúp cho các bạn có thêm kiến thức về hiểu biết về một trong số những tinh hoa văn hóa của Nhật Bản.
Hệ thống đào tạo kỹ năng, thể chất và trải nghiệm Cen Skills ®
- Địa chỉ văn phòng: 114 Núi Thành, Hải Châu, Đà Nẵng.
- Địa chỉ dạy kỹ năng bơi: tầng 4 khách sạn Mường Thanh Grand, số 962 Ngô Quyền, Sơn Trà, Đà Nẵng.
- Hotline/ Zalo: 0935 468 419 (Mr. Sanh)
- Email: censkills.edu.vn@gmail.com
- Website: www.censkills.edu.vn
Đăng ký khoá học
Vui lòng điền vào form đăng ký để được nhận tư vấn thông tin cụ thể về khoá học bạn muốn tham gia!