Cung đạo Kyudo: Tinh hoa trong võ thuật Nhật Bản
Kyudo là gì?
Kyudo trong tiếng Nhật có nghĩa là Cung Đạo, môn thể thao sử dụng cung làm vũ khí và dùng kỹ thuật bắn sao cho trúng mục tiêu phía trước. Về nguồn gốc hình thành bộ môn này thì theo ghi chép trong sách cổ, Cung Đạo đã xuất hiện từ thời kỳ Yayoi (khoảng từ năm 500 TCN – năm 300 SCN). Con người khi ấy sử dụng cây cung làm bằng gỗ, hình dạng ngắn từ đáy và dài từ đầu.
Kyudo là kỹ năng cần thiết của các chiến binh Samurai thời chiến tranh. Nguồn: akibanation.com
Đến thời phong kiến, đặc biệt trong các cuộc chiến tranh, kỹ năng bắn cung càng được các chiến binh Samurai chú trọng khi nó có thể tấn công địch từ khoảng cách xa. Nhu cầu tăng lên, dẫn đến số lượng các trường bắn cung mở cửa cũng tăng lên đáng kể. Tầm quan trọng của cung đạo bắt đầu giảm khi người Bồ Đào Nha đến Nhật Bản và giới thiệu loại vũ khí mới tiện lợi hơn: Súng cầm tay.
Không muốn môn võ thuật truyền thống này bị thoái trào, một nhóm người đã tập hợp lại với hy vọng làm khôi phục và vực dậy nét văn hóa này. Cuối cùng đến năm 1949, Liên đoàn Cung đạo Nhật Bản được thành lập, biến Cung đạo trở thành môn thể thao chính thức có quy củ và hệ thống như bây giờ.
Đặc điểm của Kyudo Nhật Bản
Khác với những môn thể thao chú trọng vào thể lực, kỹ năng như bóng đá, bóng chày, tennis…, Cung đạo Nhật Bản không chỉ thể lực mà còn rèn luyện tinh thần cho người tập. Với những người mới bắt đầu thì họ sẽ trải qua một khoảng thời gian ngắn để rèn luyện tinh thần, học các lễ nghi cơ bản trong Cung đạo như cách đi, đứng, ngồi, chào, trước khi tập cầm cung.
Sau khi đã nắm rõ các nghi thức trên thì người tập đến giai đoạn học kỹ thuật bắn mang tên Hassetsu – Bắn cung tám bước. Tám bước này sẽ bao gồm từ lúc chuẩn bị tư thế đứng cho đến khi kết thúc bắn.
Hình minh họa 8 bước bắn cung Hassetsu. Nguồn: Wiki
Bước 1: Ashinumi
Đứng theo đường bắn
Bước 2: Doozukuri
Đẩy trọng tâm hơi chuyển về phía trước, cổ thẳng hàng với lưng
Bước 3: Yugamae
Đặt mũi tên vào dây cung và hướng khuôn mặt vào mục tiêu
Bước 4: Uchiokoshi
Từ từ nâng hai tay lên
Bước 5: Hikiwake
Kéo mũi tên theo chiều ngang
Bước 6: Kai
Cố định vị trí mũi tên, nhắm đến mục tiêu phía trước
Bước 7: Hanare
Bắn cung
Bước 8: Zanshin
Dù sau khi đã bắn thì cũng không được mất tập trung.
Trong 8 bước này sẽ bao gồm nhiều bước nhỏ và kèm một số kỹ thuật hỗ trợ để quá trình bắn diễn ra thuận lợi. Người bắn phải luôn chú ý làm theo đúng động tác vì cung, tên đều là vũ khí thật, chúng có mức sát thương cao nên nếu tập không đúng kỹ thuật, người tập có thể tự làm bị thương chính mình. Do đó, người mới tập luôn có người hướng dẫn bên cạnh.
Người mới tập phải tuân thủ các động tác quy định để tránh làm bị thương chính mình
Cung đạo có đặc điểm là không phân biệt thuận tay trái hay phải. Người bắn luôn cầm cung bằng tay trái, kéo dây cung bằng tay phải ra quá đằng sau tai. Khoảng cách từ vị trí bắn đến bia được nâng dần lên tùy theo trình độ của cung thủ.
Ý nghĩa của Kyudo
Tập luyện các động tác, kỹ thuật bắn không phải là quá khó nhưng để bắn “bách phát bách trúng” thì cần có sự kết hợp cả về mặt thể lực và tinh thần. Cung đạo đòi hỏi người tập phải luôn trong trạng thái ổn định, vững vàng (Fudoshin), đòi hỏi sự kiên trì, nhẫn nại và tính kỷ luật cao.
Một lần bắn thành công không chỉ là mũi tên cắm chính xác mục tiêu mà còn phải đúng cả về động tác lẫn tư thế. Từng động tác, bước đi nhẹ nhàng mà dứt khoát, chậm rãi mà duyên dáng, kết hợp với cung tên tạo nên một hình thể đẹp đến mức mà bạn không thể rời mắt. Điều này đã tạo nên nét tinh hoa trong võ thuật Cung đạo Nhật Bản.
Vì vậy, ở một số nơi, việc bắn trúng đích không phải là mục tiêu cao nhất của Cung đạo mà cần đạt đến “Chân – Thiện – Mỹ”– trình độ cao nhất trong Cung đạo.
Một lần bắn cung hoàn hảo là có sự kết hợp giữa thể lực và tinh thần. Nguồn: Fanpage Colorful Space
Trong khi bắn, mỗi người phải luôn tự quan niệm: “Mỗi một cung tên là một sinh mạng”. Điều này buộc họ phải suy nghĩ thật kỹ trước khi chọn mục tiêu và sau khi đã chọn được mục tiêu rồi thì tập trung toàn lực để hoàn thành. Thiết nghĩ, quan niệm này không chỉ giới hạn trong Cung đạo mà còn có thể áp dụng ở mọi lĩnh vực trong cuộc sống.
Dụng cụ, trang phục của Kyudo
Dụng cụ đầu tiên phải kể đến trong Kyudo là cây cung (tiếng Nhật là Yumi). Cung trong Kyudo rất đặc biệt, nó có chiều dài trên 2 mét hoặc hơn. Chất liệu làm từ tre, gỗ hoặc sợi cacbon tổng hợp. Vẫn có những cây cung làm hoàn toàn từ chất liệu thiên nhiên và thường dành cho những người có kinh nghiệm bắn lâu năm hoặc dân chuyên nghiệp.
Cung tên trong Kyudo Nhật Bản. Nguồn ảnh: Yahoo Blog JP
Dụng cụ tiếp theo là mũi tên có gắn lông thú hoặc sợi các bon tổng hợp. Chiều dài mũi tên sẽ phù hợp với người bắn, thường dài hơn sải tay từ 6 đến 10cm. Ngoài ra phải kể đến một dụng cụ khác là găng tay (tiếng Nhật là Yugake). Găng tay trong Kyudo được chia thành nhiều loại dựa trên nhiều tiêu chí như năng lực, thói quen, mục đích của người tập. Chẳng hạn nếu người tập quen kéo loại cung có lực kéo từ 20kg trở xuống thì dùng loại găng tay 3 ngón. Nếu lực kéo trên 20kg thì sẽ chọn loại găng tay 4 ngón.
Trang phục thường dùng trong Kyudo là Hakama, một loại trang phục truyền thống của Nhật như Kimono. Hakama là loại quần ống rộng, thường có màu đen hoặc trắng, mặc với áo Nagajuban trắng (áo lót kimono).
Hakama là bộ trang phục thường dùng trong Kyudo. Nguồn: Mercari
Lễ hội và cuộc thi Kyudo tại Nhật
Tại Nhật hàng năm, người ta luôn tổ chức cuộc thi bắn cung dành riêng cho nữ giới để họ được dịp thi thố tài nghệ của mình. Cuộc thi mang tên “Toshiya”, diễn ra ở đền Sanjusangendo ở Kyoto. Các cô gái sẽ mặc Kimono hoặc Yukata để tham gia với mục tiêu là bắn vào tâm vòng tròn trong khoảng cách 60 mét.
Các cô gái sẽ mặc Kimono hoặc Hakama để tham dự cuộc thi bắn cung Toshiya. Nguồn: Báo Nihon Keizai
Ngoài cuộc thi Toshiya thì ở Nhật còn có Yabusame – lễ hội bắn cung lớn nhất mùa thu tổ chức tại đền Menji Jingu, Shibuya, Tokyo vào ngày 23/11. Điểm đặc biệt của lễ hội này là cung thủ sẽ ngồi trên lưng ngựa, vừa cưỡi vừa bắn. Đây là một trong những kỹ năng chiến đấu quan trọng của samurai thời chiến tranh. Tham gia lễ hội này, bạn sẽ được chiêm ngưỡng màn thi đấu của các cung thủ trên lưng ngựa.
Lễ hội bắn cung Yabusame lớn nhất mùa thu Nhật Bản. Nguồn ảnh: Harjula Production Ltd
Địa điểm học Kyudo tại Đà Nẵng, Hồ Chí Minh và Hà Nội
Kyudo hiện nay đã trở nên phổ biến trên thế giới. Việt Nam cũng không phải ngoại lệ. Với những bạn yêu thích Kyudo và muốn tập luyện môn cung đạo đầy tinh tế này thì ở Đà Nẵng, bạn có thể đến Cen Archery địa chỉ 20 Võ Nghĩa, Sơn Trà để trải nghiệm. Ở Hà Nội, bạn có thể tìm đến CLB Cung đạo Hà Nội. Nếu ở Hồ Chí Minh, bạn có thể tham gia câu lạc bộ Bắn cung tại Nhà Văn hóa Thanh niên hoặc CLB Trần Quan Brother Archery.
Ngoài cung đạo Nhật Bản - Kyudo, còn bộ môn võ thuật khác liên quan đến việc sử dụng cung và mũi tên không ?
Ngoài bộ môn cung đạo Nhật Bản - Kyudo ra thì còn nhiều bộ môn cung đạo nổi tiếng như :
1. Cung đạo Hàn Quốc (Gungdo hoặc Gungdo): Tương tự như cung đạo Kyudo của Nhật Bản, Gungdo là nghệ thuật bắn cung truyền thống của Hàn Quốc, nhằm rèn luyện tinh thần và kỹ thuật bắn cung.
2. Cung đạo Trung Quốc (Gongfu Cung, Gōngfū Gōngjiàn): Truyền thống võ thuật Trung Quốc cũng có những phong cách riêng về việc sử dụng cung và mũi tên, thường được gọi là Gongfu Cung.
3. Cung đạo Mông Cổ (Buryat archery): Môn bắn cung truyền thống của người Buryat, một dân tộc sống ở khu vực Siberia và Mông Cổ.
Với bộ môn bắn cung tên, ai cũng có thể học bắn cung và tra tên vào cung để bắn dễ dàng. Nhưng nếu muốn thi đấu, chúng ta lại cần luyện tập những kỹ thuật bắn cung thật bài bản. Bên cạnh đó cũng có một sức bền để tập luyện thoải mái hơn hẳn. Hi vọng những thông tin trên của Cen Skills sẽ giúp ích cho bạn để luyện tập tốt hơn.
⇒ Chi tiết về khóa học và đăng ký trải nghiệm cung đạo, cung thể thao vui lòng liên hệ theo SĐT/ Zalo ☎: 0935 468 419 (24/7). Hoặc đăng ký tại đây
Hệ thống đào tạo kỹ năng, thể chất và trải nghiệm Cen Skills ®
- Địa chỉ bắn cung: 20 Võ Nghĩa, Sơn Trà, Đà Nẵng.
- Địa chỉ văn phòng: 119 Núi Thành, Hải Châu, Đà Nẵng.
- Địa chỉ dạy kỹ năng bơi: tầng 4 khách sạn Mường Thanh Grand, số 962 Ngô Quyền, Sơn Trà, Đà Nẵng.
- Hotline/ Zalo: 0935 468 419 (Mr. Sanh)
- Email: censkills.edu.vn@gmail.com
- Website: www.censkills.edu.vn
Đăng ký khoá học
Vui lòng điền vào form đăng ký để được nhận tư vấn thông tin cụ thể về khoá học bạn muốn tham gia!